Cách chọn linh kiện để lắp ráp máy tính chi tiết, chuẩn xác nhất

Chọn CPU

Bộ xử lý trung tâm thực sự quan trọng đầu tiên trong cách chọn linh kiện để lắp ráp máy tính. Bạn sẽ cần quyết định mình lựa chọn CPU AMD hay Intel trước khi chọn các thành phần khác. Lưu ý nếu chọn CPU Intel sẽ khó nâng cấp lên CPU cao hơn vì socket thường thay đổi, còn với CPU AMD có socket giống nhau ở các thế hệ nên sẽ dễ dàng cho bạn tùy chọn nâng cấp trên mainboard.

Nhu cầu cơ bản

CPU dòng AMD Athlon hoặc dòng Intel Pentium, Celeron, Core i5 trở lại thường phục vụ các nhu cầu văn phòng, hướng đến đối tượng là học sinh, sinh viên để xử lý các tác vụ tương đối nhẹ nhàng, ứng dụng Office và học tập online. Một số CPU phục vụ tốt nhu cầu cơ bản bạn có thể tham khảo:

  • CPU Intel Celeron G6900 mức giá là 1.590.000₫
  • CPU Desktop AMD Athlon 3000G mức giá là 1.299.000₫
  • CPU Intel Core i3-10100F + Quạt mức giá là 1.990.000₫

Nhu cầu nâng cao

Nếu bạn cần xây dựng một máy tính để phục vụ nhu cầu gaming, đồ họa 2D – 3D, chạy các ứng dụng nặng… thì lựa chọn các dòng CPU Intel thế hệ 10 trở lên hoặc dòng Ryzen Threadripper rất phù hợp. Một số CPU với tốc độ xử lý mạnh mẽ bạn có thể tham khảo:

  • CPU Intel Core i7-10700F + Quạt mức giá là 7.50.000₫
  • CPU Desktop AMD Ryzen 5 5600X mức giá là 8.200.000₫

Mainboard

Tùy thuộc vào loại chip CPU, tiếp theo bạn sẽ lựa chọn các mainboard có chân cắm socket hỗ trợ cho CPU đã lựa chọn. Nhưng đầu tiên bạn sẽ cần lựa chọn kích thước mainboard nào phù hợp với sở thích, nhu cầu và không gian của bạn.

Các kích thước của bo mạch chủ ATX, E-ATX và XL-ATX thường sẽ phục vụ cho các nhu cầu lưu trữ cao, bộ tản nhiệt lớn… Nếu bạn thích xây dựng một PC nhỏ gọn có thể lựa chọn Micro-ATX hoặc Mini-ITX nhưng sẽ hỗ trợ ít khe cắm để nâng cấp hơn như: card đồ họa, ổ cứng, các cổng PCIe…

Về mặt kỹ thuật, các chip Intel Coffee Lake và Kaby Lake phù hợp với cùng một LGA1151, nhưng các thế hệ chip trước đây yêu cầu chipset 300-series, trong khi chip cũ hơn yêu cầu chipset 200-series. Đối với nhà AMD, Ryzen Thế hệ thứ 2,3 và 4 đều cùng một ổ cắm socket AM4 nên bạn chọn mainboard cần chú ý hơn nếu lựa chọn CPU Intel nhé

Card đồ họa

Bộ ba CPU, mainboard và card đồ họa là thành phần cần cho mọi PC, bạn có thể sử dụng card đồ họa tích hợp nếu nhu cầu sử dụng đơn giản, nhưng nếu cho chơi game, phát phim ảnh 4K, đồ họa thì một card đồ họa rời và chuyên dụng là lựa chọn tối ưu.

Bạn có thể tham khảo các dòng card đồ họa Nvidia GeForce GTX 1660 Ti hoặc Nvidia GeForce GTX 1660 phổ biến cho nhu cầu cơ bản. Hai dòng card đồ họa này là lựa chọn an toàn và “đáng đồng tiền bát gạo” vì chúng hỗ trợ 60 khung hình/s trong các trò chơi ở chế độ Full HD.

Nếu yêu thích card đồ họa nhà AMD, bạn có thể tham khảo Radeon RX Vega 64, Vega 54 và RX 580. Nhưng nếu bạn thực sự cần một card đồ họa phục vụ cho nhu cầu cao có thể cần card Nvidia GeForce RTX 2080 hoặc RTX 2080 Ti, với AMD có thể chọn Radeon VII mặc dù người hâm mộ AMD có thể muốn sử dụng Radeon VII.

Bộ nhớ RAM

Mức 16GB (2x8GB) DDR4 kênh đôi, cho tốc độ 3200 MHz là lựa chọn lý tưởng để phục vụ các nhu cầu người dùng nâng cao như: chơi game đồ họa cao, chạy song song nhiều ứng dụng nặng thuộc Adobe… Bạn có thể tham khảo RAM Corsair Vengeance LED, HyperX Fury và G.Skill Rampage V… đều là những lựa chọn với mức giá tốt, cấu hình tương đương đã kể trên và không bị lỗi thời trong 3 – 4 năm tới.

Đối với nhu cầu văn phòng và duyệt web cơ bản, mức 8GB RAM là đủ, nhưng nên lựa chọn mức RAM ít nhất là 16GB để có thể thoải mái sử dụng nếu nhu cầu sử dụng của bạn tăng trong tương lai.

Ổ cứng

Ở thời điểm hiện tại, ổ SSD SATA đã dần trở nên lỗi thời và ổ cứng NVMe đang dần thịnh hành hơn vì tốc độ truyền dữ liệu thực tế nhanh hơn từ 3 – 6 lần và một số sản phẩm có mức giá tốt. Bạn có thể tham khảo SSD WD 480 GB M.2 NVMe là một ổ cứng với tốc độ đọc nhanh chóng là 2400 MB/s và ghi là 1650 MB/s, hay SSD MSI 1 TB NVMe M.2 với tốc độ đọc lên tới 7000 MB/s và ghi là 6800 MB/s.

Bộ nguồn PC

Đầu tư một bộ nguồn PC tốt luôn cần thiết khi bạn build PC. Nếu lựa chọn một bộ nguồn không đủ công suất cần thiết cho các linh kiện sẽ khiến PC xảy ra lỗi thường xuyên, không khởi động được hay nhiều trường hợp có thể gây cháy nổ.

Khi mua PSU, bạn nên chọn PSU có dung lượng nhiều hơn 20% so với các tính toán mức công suất từ các linh kiện trên PC. Trong 20% có 10% để dành cho công việc ép xung và 10% khác để dự phòng cho các trường hợp nâng cấp linh kiện cao hơn hay lúc máy chạy các ứng dụng nặng.

Vỏ máy tính

Chọn một vỏ máy tính ngoài có thiết kế đẹp (kính cường lực, đèn RGB tích hợp,…) cần lựa chọn case có không gian vừa cho các linh kiện bạn đã chọn ở trên. Tiếp theo đó cần đảm bảo case máy tính có thiết kế luồng không khí tốt, hỗ trợ tản nhiệt hiệu quả và phù hợp với không gian đặt PC của bạn.

Bộ tản nhiệt CPU

Bộ làm mát CPU được chia thành hai loại chính là bộ làm mát bằng không khí và bộ làm mát bằng chất lỏng.

Bộ làm mát không khí sử dụng các luồng khí luân chuyển để đẩy nhiệt qua một loạt các ống dẫn nhiệt và các cánh quạt tản nhiệt. Các sản phẩm bộ tản nhiệt khí thường có giá cả phải chăng và dễ lắp đặt, nhưng có thể chiếm chỗ khi lắp đặt bộ nhớ với bộ tản nhiệt lớn hoặc card đồ họa quá kích thước.

Đối với bộ làm mát bằng chất lỏng thường phức tạp hơn, vì chúng sử dụng một vòng lặp kín chứa các chất làm mát để giữ cho bộ xử lý được làm lạnh. Loại này thường tản nhiệt hiệu quả hơn và có thể giữ cho CPU hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn so với bộ làm mát không khí. Nhược điểm duy nhất là mức giá cao và khá khó khăn để tính toán khi lắp lần đầu.

Hy vọng với những thông tin về cách chọn linh kiện để lắp ráp máy tính đã giúp bạn tạo một danh sách đầy đủ các thành phần đủ sẵn sàng để tạo nên một chiếc PC hoàn chỉnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé.

Hệ thống showroom

Địa chỉ:

Bán hàng: 0123456789

Hỗ trợ kỹ thuật: 0123456789

Giờ làm việc: 08:30 – 18:30

map

Địa chỉ:

Bán hàng: 0123456789

Hỗ trợ kỹ thuật: 0123456789

Giờ làm việc: 08:30 – 18:30

map

Địa chỉ:

Bán hàng: 0123456789

Hỗ trợ kỹ thuật: 0123456789

Giờ làm việc: 08:30 – 18:30

map

Địa chỉ:

Bán hàng: 0123456789

Hỗ trợ kỹ thuật: 0123456789

Giờ làm việc: 08:30 – 18:30

map

0